Cầm trên tay những món quà từ cố đô gửi tặng chúng ta sẽ thấy nét đặc trưng của đời sống tâm linh văn hóa và ẩm thực. Bởi với người dân xứ Huế, đặc sản không chỉ là món ăn, một vật trang trí hay thứ đồ uống đơn thuần mà còn là tinh hoa của người xưa, truyền thống của một vùng đất linh thiêng.
MÈ XỬNG ĐẶC SẢN TRỨ DANH CỦA VÙNG ĐẤT CỐ ĐÔ
Ở đâu có mẻ xửng ở đó thấy xứ Huế. Đặc sản trứ danh của vùng đất cố đô mà ai ai cũng thích là một loại kẹo dân dã làm từ sản phẩm nông nghiệp. Song sự dân dã này có thể đánh bật nhiều loại bánh kẹo cao cấp sang trọng.
Mè xửng được làm từ bột gạo, vừng và đường kèm một số nguyên liệu phụ gia như đậu phộng. Người ta hoán đường thành mạch nha sau đó kết hợp tỉ lệ từng thành phần theo công thức riêng để tạo ra kẹo. Thứ kẹo này dẻo ngọt bùi nhưng ăn không bị ngán vì chúng đã được bao bọc bởi lớp mè thơm mát và lớp mạch nha trong vắt không hóa phẩm. Bởi vậy, đặc sản xứ Huế làm quà mè xửng luôn được khách phương xa chọn mua trong mỗi chuyến tham quan cố đô.
NEM CHUA VÀ TRÉ – ĐẠI DIỆN CHO VĂN HÓA ẨM THỰC HUẾ
Khách đến chơi nhà, dịp giỗ chạp hay tết nhất của người Huế không bao giờ thiếu đĩa nem chua hay tré. Bởi hai món ăn này đại diện cho ẩm thực Huế.
Nem chua Huế có hương vị đặc trưng chua thanh dai giòn thơm mùi gia vị. Hình dáng nem đẹp mắt thể hiện phong cách trình bày món ăn của nghệ nhân. Nem được làm từ thịt nạc, da heo, tỏi, ớt, đường phèn, gia vị… và lá ổi, lá chuối. Sau khi gói thành từng vắt, 3 ngày tiếp theo là có thể sử dụng được.
Cũng có cách làm gần giống nem nhưng vị tré khác hẳn nem. Ngoài mùi gia vị nổi bật thì mùi thính chính là điểm đặc biệt của tré. Ăn một miếng tré đầu lưỡi sẽ cảm nhận ngay vị béo bùi của thính, sắc mặn ngọt của gia vị, mùi thơm nồng của riềng tỏi và độ dai giòn của thịt. Tré Huế chia làm hai loại: tré bò và tré heo. Gọi là tré bò nhưng nhưng nguyên liệu chính vẫn là thịt ba chỉ rán vàng hoặc thịt đầu heo, tương tự như giò bò nhưng làm từ thịt heo. Người ta thái thịt thật mỏng trộn đều cùng thính và riềng tỏi giã nhỏ mịn, sau đó bọc lại bằng lá ổi thành từng đòn nhỏ. Còn tré heo cũng làm tương tự song được bọc bằng lá đinh lăng. Hai đặc sản này có ưu điểm thời gian lưu trữ, nên khi mua du khách nhớ chọn loại vừa mới làm đảm bảo để cả tuần không hỏng.
TRÀ CUNG ĐÌNH – DANH TRÀ “NHẤT DẠ ĐẾ VƯƠNG”
Hà Nội có trà sen Tây Hồ “thiên cổ đệ nhất trà” thì cố đô cũng có một loài trà ngon mệnh danh “nhất dạ đế vương”. Đó là trà cung đình – loại trà chuyên được sử dụng trong hoàng cung dưới triều Nguyễn.
Vì là ẩm thực dành cho vua chúa nên nguyên liệu làm trà là tập hợp 16 vị thảo dược quý và bào chế theo bí quyết gia truyền. Thậm chí quy trình tinh chế trà còn phải tuân thủ quy tắc luật âm dương ngũ hành, hạ thổ vào một giờ nhất định. Hương vị trà cung đình ngọt mát, dễ uống có thể sử dụng quanh năm. Với khả năng thanh nhiệt giải độc và khắc tinh của nhiều căn bệnh, trà cung đình không chỉ trở thành sản phẩm quen thuộc của người dân xứ Huế mà còn được du khách bạn bè quốc tế ưa chuộng.
HẠT SEN BÁCH DIỆP
Khắp Việt Nam có biết bao vùng sen nổi tiếng, loại sen đẹp nhưng du khách vẫn thích chọn mua hạt sen mỗi lần đến Huế. Vì hạt sen ở đây là sen bách diệp cánh hồng – một loài sen quý, rất đẹp, rất thơm ở hồ Tịnh Tâm.
Sen bách diệp vốn được xem là loài hoa của vua chúa, chúng hay được trồng và chỉ phát triển tốt ở vùng đất cố đô như Hà Nội và Huế. Vì thế, chọn đặc sản làm quà không thể thiếu cái tên hạt sen. Mỗi buổi sáng sớm ở Huế, người dân lại chèo thuyền ra hồ hái những nụ sen chúm chím vừa hé nở và không quên thu hoạch thêm đài sen to tròn. Đài sen tách vỏ chọn lấy những hạt căng mẩy, bỏ sẵn trong bịch được bày bán nhiều trong chợ Đông Ba; du khách đến đây có thể chọn mua được sen ngon giá tốt. Nếu có nhu cầu mua hạt sen khô thì cũng dễ dàng tìm thấy. Hạt sen Huế vốn đã ngon, nếu dùng để nấu chè nấu canh hầm thì rất tuyệt.
DẦU TRÀM – PHƯƠNG THUỐC TRUYỀN THỐNG CỦA MỌI GIA ĐÌNH HUẾ
Người Huế có thói quen sử dụng dầu tràm trong nhà, thói quen này trở thành truyền thống của nhà nhà. Họ dùng loại dầu tinh chế từ cây tràm để tắm, để bôi, để khử mùi, chống muỗi, tránh gió, phòng cảm lạnh, v.v như liều thuốc bảo vệ sức khỏe cho gia đình. Từ già đến trẻ, thậm chí cả con nít hay phụ nữ mang thai đều sử dụng được. Vậy nên, đặc sản làm quà ý nghĩa thiết thực mà du khách cần chọn mua tiếp theo chính là một chai dầu tràm. Giá thành của sản phẩm này không mắc, phù hợp với túi tiền của nhiều người.
KẸO CAU – THỨ KẸO DÂN DÃ GẮN LIỀN ĐỜI SỐNG THÔN QUÊ
Rất nhiều khách tham quan cố đô Huế đã phải dừng chân để ngắm để nếm thử một miếng kẹo cau vì thấy tò mò, thấy lạ. Và hành động sau khi dừng lại là mua ngày một hai bịch kẹo mang về làm quà.
Kẹo cau vốn là một món ăn của trẻ nhỏ, gắn liền với đời sống ngày xưa. Kẹo làm từ bột và đường có hình miếng cau bổ sáu, phần thịt cau màu trắng, phần hạt cau có nhân trong màu vàng nhạt. Lúc trước kẹo này được gói bằng lá chuối khô bán ở chợ, ở các quán nước nhưng giờ đã được gói trong giấy bóng kiếng, làm thành miếng đẹp hơn nhiều.
BƯỞI THANH TRÀ – THANH TAO TAO NHÃ NHƯ CỐT CÁCH CON NGƯỜI HUẾ
Bưởi Năm Roi, bưởi Diễn, bưởi Da xanh, v.v mỗi loại có vị ngon đặc biệt, phù hợp với thổ nhưỡng riêng ở từng vùng. Bưởi Thanh Trà cũng vậy, cũng ngon cũng thơm theo một cách riêng chẳng thể trộn lẫn.
Bưởi Thanh Trà được trồng ở làng Nguyệt Biều, vùng ven sông O Lâu, sông Bồ. Loại bưởi này hình dáng tao nhã như con người Huế, khá nhẹ cân, da màu vàng nắng và ít nước; song bù lại sắc vị ngọt thanh, mùi thơm giữ lâu. Đặc biệt, mùi thơm của bưởi Thanh Trà tỏa ra từ tất cả các bộ phận như cuống, lá vỏ, hoa, múi. Đây là thứ quả thuộc hạng đặc sản trứ danh của cố đô nên hễ có dịp quan trọng ai ai cũng mua bưởi Thanh Trà để cúng kiếng, bày biện đãi khách.
Trước giờ chúng ta đã biết xứ Huế mộng mơ có nền ẩm thực đặc biệt thì sau bài viết đặc sản Huế làm quà chúng ta sẽ có thêm nhiều thông tin về đời sống văn hóa, đời sống tâm linh của con người nơi cố đô.
Nguồn: copy