BÁNH CỐM HÀ NỘI MÓN QUÀ ẤM ÁP TỪ THỦ ĐÔ
Trời Hà Nội vào thu dần trở nên se lạnh song chỉ cần có gói cốm xanh thơm lại ấm áp lạ thường. Nhưng nếu như vậy chẳng lẽ cứ phải đợi đến thu sang mới được thưởng thức hương vị này sao. Thế nên người Hà thành mới tìm tòi tỉ mẩn chế biến ra chiếc bánh cốm để đáp ứng thú thưởng thực bốn mùa.
Xem thêm: Đặc sản Hà Nội làm quà
Nguyên liệu làm bánh cốm là hạt lúa nếp non giã nhỏ quết mịn, đường trắng và đậu xanh tán nhuyễn. Đơn giản vậy thôi nhưng để làm được chiếc bánh ngon, đôi bàn tay của nghệ nhân làng Vòng phải rất tỉ mẫn trong khâu chọn lựa đong đếm nguyên liệu, nghiêm ngặt trong quá trình gói bánh. Bánh có dạng hình vuông, mỏng; lớp vỏ mềm dẻo màu xanh lá mạ, lớp nhân đậu xanh ngọt dịu bùi bùi gói bằng giấy kiếng trong và để ngay ngắn trong chiếc hộp hình vuông. Đây là chiếc bánh truyền thống của thủ đô, được người dân nâng niu trân trọng, được du khách yêu thích vô cùng.
KẸO MÈ XỬNG ĐẶC SẢN XỨNG DANH CỐ ĐÔ
Đến thủ đô mua bánh cốm làm quà, đến cố đô thì mua mè xửng. Đặc sản bánh kẹo ngon nhất Việt Nam tiếp theo không thể không nhắc đến chính là kẹo mè xửng.
Ai ai cũng biết Huế ngoài đền đài lăng tẩm nguy nga, ngoài ẩm thực thanh cao tao nhã còn có đặc sản kẹo mè xửng đặc biệt. Chiếc kẹo vừa giòn tan béo ngậy vừa dẻo khiến cho các em bé thích mê, các bà cụ không ngại nhấm nháp ấy được làm từ mè, mạch nha và đậu phộng. Nguyên liệu bình thường nhưng công thức mới đặc biệt. Họ biết cách nấu đường thành mạch nha trong vắt dẻo quẹo, biết cách dùng mè tạo vị thơm giòn tan cho lớp vỏ và bí quyết gia truyền để bánh ngọt nhưng không sắc, không thé, mềm dẻo chứ không dai nhách. Thế mới xứng danh đặc sản, được khách gần xa tìm mua làm quà.
Xem thêm: TOP đặc sản Huế làm quà
BÁNH ÍT LÁ GAI ĐỘC LẠ CỦA MẢNH ĐẤT ANH HÙNG
Từ chiếc lá ít đặc trưng của vùng đất, người dân Bình Định đã sáng tạo một loại bánh có một không hai, ngon nhất Việt Nam – bánh ít lá gai.
Bánh ít lá gai ngon đến độ ai ăn cũng khen, ăn rồi nhất định phải mua một ít về làm quà. Bởi cái hương vị bùi béo ngay từ đầu lưỡi, thơm ngọt ngay từ lớp vỏ mềm mịn. Ngoài nguyên liệu làm bánh quen thuộc như bột gạo nếp, dừa đậu xanh đối với bánh ngọt, tôm thịt với bánh mặn thì còn có thêm nước cốt lá ít đặc biệt (lá có hình trái tim với răng cưa ở viền lá). Loại nước này giúp bánh có màu đen trong đẹp mắt, mùi thơm mát và cũng là nguyên nhân hình thành tên gọi bánh ít lá gai.
Xem thêm: Đặc sản Nam Định làm quà
KẸO DỪA BẾN TRE BÉO BÙI CHẲNG NƠI NÀO SÁNH BẰNG
Kẹo bao giờ cũng có vị ngọt nhưng ngọt theo kiểu dần tan trong miệng thì rất đặc biệt. Nó làm người ta dễ tiếp nhận hơn, không bị ngán, không bị sợ tâm lý. Bến Tre có loại kẹo như thế – thứ kẹo trứ danh của riêng xứ dừa.
Kẹo dừa Bến Tre vốn là một trong những sản phẩm có nguồn gốc từ cây dừa. Với người dân, bất cứ thành phần nào của cây dừa cũng sử dụng được. Thân lấy gỗ, lá làm nhà, cổ hũ làm gỏi, quả lấy nước giải khát lấy cơm làm món ăn và làm kẹo. Vì thế, chẳng nơi đâu có được kẹo dừa ngon lạ như Bến Tre. Viên kẹo hình chữ nhật, màu xanh xen lẫn màu kem luôn có vị thơm, vị béo ngậy đặc trưng của nước cốt dừa nguyên chất; thêm thắt vào đó là vị ngọt đủ của mạch nha. Vậy nên, ăn kẹo mới có cảm giác chúng từ từ tan trong miệng thú vị vô cùng.
Xem thêm: Đặc sản bánh kèo Miền Tây
KẸO CU ĐƠ HÀ TĨNH – CÁI TÊN NÓI LÊN SỰ KHÁC BIỆT
Cũng làm từ mạch nha, đậu phộng nhưng không bao giờ người ta nhầm lẫn kẹo cu đơ Hà Tĩnh với kẹo mè xửng Huế. Vì chỉ cần nhìn hình dáng và nếm một miếng là họ sẽ nhận ngay ra điểm khác biệt.
Kẹo cu đơ có đậu phộng nhiều hơn, có thêm lớp bánh tráng giòn và mật mía thơm ngọt kèm chút gừng tươi. Mỗi thứ có quy định tuyển chọn rất khắt khe. Đậu phộng phải là giống lạc chắc hạt thịt giòn bùi, vỏ màu lụa ngà trồng vùng đất bãi Nghi Xuân, Thạch Trì. Mật mía phải là loại màu nâu cánh gián, cô đặc, vị không gắt. Bánh đa yêu cầu loại mỏng, nướng không bị rộp. Và tất nhiên gừng chọn phải tươi, già, thơm, vỏ căng mỏng. Hoàn thành khâu nguyên liệu chỉ là bước đầu, vì đến khi nấu kẹo người ta phải dồn mọi công sức và tập trung cao độ để thực hiện chuẩn từng thao tác. Kẹo cu đơ Hà Tĩnh hấp dẫn thực khách còn có một lí do khác nữa, đó là cách thưởng thức đặc sản. Một ấm trà nóng, một đĩa kẹo càng làm cho sắc vị hài hòa thỏa mãn giác quan.
BÁNH PÍA SÓC TRĂNG – MÓN BÁNH NỔI DANH CẢ MỘT VÙNG SÔNG NƯỚC MIỀN TÂY
Nghe tên bánh là sợ nhưng nếm rồi lại nghiền, đó là chiếc bánh pía của vùng đất Vũng Thơm tỉnh Sóc Trăng.
Bánh pía hay còn gọi bánh lột da là đặc sản nức tiếng của vùng Tây Nam Bộ. Nó đặc biệt từ lớp vỏ cho đến lớp nhân bên trong. Thưởng thức một chiếc bánh mà cảm giác như một người nghệ nhân thực thụ. Vỏ áo mềm mịn tỏa hương thơm sầu riêng nức mũi lại có thể dễ dàng bóc từng lớp để rồi lộ ra phần nhân đậu xanh, khoai môn, lòng đỏ trứng muối hấp dẫn. Cắn một miếng vỏ bánh, nhân bánh bùi ngậy tan dần ngay đầu lưỡi. Những yếu tố này cộng với mùi vị sầu riêng đậm nét tạo nên tổng thể hoàn hảo. Vì vậy, bánh pía không chỉ được ưa chuộng ở khu vực miền Nam mà còn có mặt ở khu vực miền Trung miền Bắc cũng như nước ngoài.
Xem thêm: Đặc sản Sóc Trăng làm quà
KẸO SÌU CHÂU NAM ĐỊNH BIỂU TƯỢNG CỦA KỸ THUẬT LÀM KẸO LẠC TUYỆT ĐỈNH
Đối với thợ làm kẹo, kẹo sìu châu Nam Định không chỉ xứng danh một trong những đặc sản bánh kẹo ngon nhất Việt Nam mà còn được xem là tuyệt đỉnh của kỹ thuật làm kẹo lạc.
Làm ra được một viên kẹo coi như hoàn thành một tác phẩm nghệ thuật và tác phẩm ấy gói gém tâm nguyện, công phu của người nghệ nhân. Bởi kẹo sìu châu thành phẩm có sắc màu hổ phách rất đẹp, thơm lừng, giòn tan; đặc biệt không bị hôi bị ỉu. Theo chia sẻ của người làng nghề thì bí quyết chính là thứ “đường chõ” tinh khiết nấu dẻo tay đã quyện đều vào từng hạt lạc rang chín thấu giòn bùi, cộng thêm lớp bột nếp hương bao quanh thanh kẹo.
BÁNH ĐẬU XANH HẢI DƯƠNG
Trong top những đặc sản bánh kẹo ngon miền Bắc, ngoài bánh cốm, kẹo sìu châu còn có bánh đậu xanh Hải Dương. Đây là món bánh quen thuộc trong những ngày lễ tết, trung thu của vùng Bắc Bộ.
Bánh đậu xanh Hải Dương làm từ bột đậu xanh nguyên chất. Mỗi viên bánh được định hình bằng khuôn và bao bọc lớp giấy cứng. Bánh mềm mịn dễ tan, vị béo ngậy và sắc ngọt đậm. Thưởng thức bánh đậu xanh cùng chén trà xanh trong những ngày se lạnh là thú vui tao nhã của các vị bô lão, thi nhân và nhiều thực khách khác.
Đặc sản Việt Nam đa dạng phong phú song luôn có nét riêng, cái nét riêng đó làm cho bất cứ du khách nào đến đây đều háo hức, đi xa đều mong nhớ. Nếu có cơ hội thưởng thức các bạn hãy nếm thử những đặc sản trên nhé.
Nguồn: copy